Thang máy là một phương tiện được sử dụng phổ biến trong các tòa nhà chung cư, văn phòng, hộ gia đình có tiêu chuẩn về mức độ an toàn cao, vì vậy nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thang máy phải được kiểm định định kỳ.
Theo quy định của Bộ Lao động Thương binh – Xã hội, thang máy thuộc danh mục thang máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
► Vì sao phải kiểm định thang máy?
- Đảm bảo an toàn đối với con người, tránh xảy ra các rủi ro đáng tiếc,
- Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của thang máy,
- Kịp thời phát hiện hỏng hóc để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc,
- Chấp hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
► Kiểm định thang máy khi nào?
Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi thang máy lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.
Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
– Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy;
– Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
► Quy trình kiểm định
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy điện, tổ chức kiểm định phải lần lượt tiến hành theo đúng QTKĐ:21-2016/BLĐTBXH bao gồm các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thang máy;
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
Bước 4: Các hình thức thử tải – Phương pháp thử;
Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý:
Quy trình này không áp dụng cho:
- Các thang máy nâng dạng thang guồng, thang máy ở mỏ, thang máy sân khấu, thang máy tàu thủy, sàn nâng thăm dò hoặc ở giàn khoan trên biển, vận thăng xây dựng và các loại đặc chủng khác.
- Không áp dụng cho một số trường hợp đặc biệt như: trong môi trường dễ cháy nổ, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, điều kiện địa chấn, chuyên chở hàng hóa nguy hiểm, thang máy loại V được phân loại theo TCVN 7628:2007, thang máy có góc nghiêng của ray dẫn hướng so với phương thẳng đứng vượt quá 15°.