Việc xây dựng hố thang máy đúng kỹ thuật ảnh hưởng rất nhiều tới việc vận hành và hoạt động của thang máy sau này. Nếu bên thiết kế công trình am hiểu và tiếp xúc nhiều với thang máy thì ngay từ khi thiết kế ngôi nhà, họ sẽ thiết kế đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của hố thang máy còn ngược lại thì chủ đầu tư cần phải tham vấn kỹ thuật từ nhà cung cấp thang.
Sau đây là những vấn đề cần phải được chú trọng khi tiến hành xây dựng hố thang, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho Quý khách hàng:
– Kích thước hố thang (kích thước lọt lòng): Đó là kích thước chiều ngang và chiều sâu hố. Tùy vào loại tải trọng mà để kích thước cho hợp lý. Ví dụ:thang máy gia đình tải trọng 350kg thì kích thước bé nhất là 1500mm (rộng) x 1400mm (sâu),…mỗi loại thang có mỗi kích thước khách nhau, Quý khách tham khảo bảng kích thước tiêu chuẩn ở cuối bài.
– Hố PIT: Hố pit là phần tính từ cốt 0:0 xuống. Về mặt yêu cầu kỹ thuật thì hố PIT phải đảm bảo luôn trong tình trạng khô ráo, vì thế khi làm hố PIT thang máy nên đổ bê tông cả 5 mặt hố với chiều dầy ít nhất 200mm. Chiều sâu hố PIT cũng do từng loại thang, từng loại tải trọng quyết định, với thang máy gia đình thì hốt PIT tối thiểu phải đạt 700mm.
– Đà linteau giữa tầng: Hệ thống rail dẫn hướng thang máy yêu cầu khoảng cách 1500mm phải có một điểm bắt cố định vào tường nên khi làm hố cần phải làm hệ thống đà linteau 3 mặt hố vào khoảng giữa tầng.
– Phòng máy thang máy: Với loại thang máy có phòng máy, khi đổ sàn cần phải chừa trống các lỗ kỹ thuật, vị trí và kích thước các lỗ như thế nào Quý khách vui lòng liên hệ với công ty thang máy để được tư vấn chính xác nhất. Ngoài ra, Quý khách cũng không được bỏ quyên phần móc treo Palang trên nóc phòng máy.
– Các vấn đề chung: Vì thang máy vận hành theo phương thẳng đứng một cách gần như tuyệt đối, chính vì thế khi xây dựng cần phải đảm bảo hố không được quá nghiêng, vặn, móp. Ngoài ra, về mặt kết cấu, với các loại thang tải trọng bé, thấp tầng, chỉ cần xây cột bê tông 4 góc và bo bằng tường gạch.